Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ

Nếu bé có bất cứ biểu hiện gì bị thương, triệu chứng ốm (kèm sốt), bỏ ăn, hoặc phản ứng theo cách khiến bạn lo âu, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Có một số trường hợp hiển nhiên thuộc diện cấp cứu, chẳng hạn bé bị vết cắt sâu, bị bỏng hoặc tai nạn. Ngoài ra, nếu em bé có phản ứng khác thường, ví dụ không thức dậy, hoặc sốt cao..., bạn đều phải coi đó là khẩn cấp.

Mặc dù vậy, có những trường hợp vết thương nghiêm trọng (ví dụ va đập vào đầu) nhưng lại không thể hiện triệu chứng hiển nhiên. Một số triệu chứng ốm nghiêm trọng cũng không rõ ràng ở bé tuổi nhỏ.

Vì thế, hãy lưu ý những dấu hiệu được coi là "báo động đỏ" sau đây, là lúc bạn cần gọi bác sĩ:

- Sốt: Sốt là triệu chứng rất quan trọng cho thấy có gì không ổn với bé. Ở trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng), nhiệt kế đo ở hậu môn lớn hơn 38 độ C được xem là nghiêm trọng. Bác sĩ cần kiểm tra ngay để đảm bảo bé không bị nhiễm trùng. Ở trẻ từ 3 đến 6 tháng, nhiệt độ vùng hậu môn 38,3 độ C thì cần đưa bé đến bác sĩ.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ 1Để đo thân nhiệt chính xác cho bé sơ sinh, nên đo ở hậu môn.

Với bé 6 đến 12 tháng, nếu nhiệt kế đo hậu môn là 39,4 độ C, bạn cần gọi điện cho bác sĩ. Tùy vào triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mang bé đến ngay hoặc hạ sốt và trông chừng bé.

Với bé lớn tuổi hơn, ngược lại với trẻ sơ sinh, bạn cần tìm kiếm các triệu chứng khác để đoán biết bé ốm là do đâu. Nếu không biết chắc nguyên nhân, bạn nên đưa bé đi viện.

- Khóc và quấy. Như đã nói ở trên, bé cảm thấy khó chịu có thể cần gặp bác sĩ. Nếu bé trông có vẻ ốm mệt, không ngủ được, có các triệu chứng khác (như sốt), bé cần được đi viện. Nếu cha mẹ không thể làm dịu bé, và bé vẫn khóc trong hơn 3-4 tiếng, bé cần được gặp bác sĩ. Một ngoại lệ cho điều này là đau bụng - tình trạng mà cha mẹ có thể nhận ra. Nếu bạn không chắc chắn, hãy để bác sĩ khám cho bé.

- Từ chối ăn hoặc uống (điều này đặc biệt đúng nếu xảy ra nhiều hơn một lần). Nếu bé từ chối sữa mẹ, sữa bột, và bỏ ăn, bạn cần theo dõi kỹ. Nếu chuyện này tiếp diễn, hoặc nếu bé có kèm các triệu chứng khác như sốt, ói, hoặc ho, bé cần được gặp bác sĩ.

Nếu bé không thức dậy để ăn, và bạn không thể đánh thức bé, đó là tình huống khẩn cấp. Bạn biết lịch ăn uống thông thường của con mình. Nếu bé ngủ xuyên qua giờ ăn thông thường, và bạn không thể đánh thức bé tỉnh táo để ăn, bé cần được gặp bác sĩ. Điều này không giống như khi bé ngủ thẳng đêm mà không dậy ăn. Nó có nghĩa đã có sự thay đổi đột ngột trong hành vi của bé.

- Ói mửa liên tục, đặc biệt nếu kèm tiêu chảy. Ói mửa được coi là liên tục khi nhiều hơn 3 lần, hoặc kéo dài trong hơn 8 tiếng. Nếu bé có tiêu chảy trong hơn 24 giờ, bạn nên đưa bé đến bệnh viện. Tình trạng này là nghiêm trọng vì có thể khiến bé mất nước (bé không có nước mắt, miệng khô, và bỉm hoặc tã luôn khô ráo). Bất cứ bằng chứng nào cho thấy bé mất nước đều cần phải gặp bác sĩ ngay.

- Khó thở, kèm hoặc không kèm với ho liên tục. Bạn có thể thấy bé đang vật lộn để thở được. Bạn có thể thấy cơ ngực của bé làm việc vất vả. Bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè hoặc các âm thanh khác. Màu da bé có thể chuyển sang tím hoặc xanh - xám. Nếu thấy bé khó thở và đổi màu da, phải đưa đi cấp cứu ngay.

Các vấn đề nghiêm trọng khác, gồm: lên cơn kinh giật, cử chỉ bất thường, vết cắt không thể ngừng chảy máu, ngộ độc.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý khi bé dùng tay kéo một hoặc hai tai, hoặc có nước chảy từ tai, có thể là dấu hiệu bé viêm tai, cần đưa đến bác sĩ. Sưng bìu hoặc sưng gần vùng rốn có thể là dấu hiệu thoát vị.

Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu nghi ngờ vấn đề nghiêm trọng, bạn cũng nên đưa bé đi viện.

Theo VnExpress/ Everydayfamily

Bạn hãy cảnh giác khi gặp 10 dấu hiệu này

Khi cơ thể có vấn đề sức khỏe, nó sẽ ra phát ra các tín hiệu cảnh báo và bạn cần nhận biết được những tín hiệu này. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề:

1. Hơi thở hôi

Nước bọt có đặc tính chống vi khuẩn và các nghiên cứu chỉ ra rằng nó là chất kháng khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên, khi cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết để hoạt động thì sẽ không tiết đủ nước bọt. Kết quả là có nhiều vi khuẩn phát triển trong miệng và gây ra tình trạng hơi thở hôi.

2. Lưỡi bản đồ

Bạn có nhận thấy các mảng trắng khô hình thành một cách kỳ lạ trên lưỡi. Tình trạng này được gọi là lưỡi bản đồ và nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiêu chảy mỡ, nghĩa là cơ thể không thể dung nạp gluten. Dấu hiệu này thường đi kèm với các triệu chứng phổ biến hơn như mệt mỏi, sút cân nhanh chóng và tiêu chảy.

3. Thèm ăn, nhất là đồ ngọt

Nếu bạn đột ngột muốn thèm ăn nhiều đồ ngọt. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Cơ thể không có đủ nước để giải phóng glycogen, có vai trò như một dạng tích trữ năng lượng và vì vậy khiến bạn có cảm giác thèm ăn. Nếu điều đó xảy ra, đừng ăn bánh kẹo mà thay vào đó là hoa quả vì chúng chứa hàm lượng nước cao. Dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo. Ăn 100g đường (khoảng 3 lon soda) sẽ cản trở đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu.

4. Dễ mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi sau 1 giờ tập gym là bình thường. Nhưng nếu bạn mệt mỏi sau những hoạt động đơn giản như leo 2 tầng cầu thang thì cần cảnh giác. Mệt mỏi và xanh xao không giải thích được có thể là dấu hiệu của đau tim. Mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chứng của suy gan cấp hoặc ung thư.

5. Nấc kéo dài

Nếu bị nấc liên tục và kéo dài, bạn cần đi kiểm tra. Theo kết quả một nghiên cứu, nấc liên tục có thể là triệu chứng của ung thư phổi hoặc đột quỵ. Các nguyên nhân khác gồm những “tổn thương choán chỗ” như khối u, thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc nhiễm herpes.

6. Thèm đá

Nếu bạn cảm thấy thèm đá một cách kỳ lạ, bạn có thể bị thiếu máu, nghĩa là cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy tới các mô, do thiếu sắt. Bạn thèm đá vì lưỡi có thể bị đau hoặc sưng do thiếu máu.

7. Mũi khô

Sổ mũi khi bị cảm lạnh là cách cơ thể tự bảo vệ chống lại các vi-rút, nhờ những cái bẫy chất chầy. Điều này sẽ không xảy ra khi mũi bạn bị khô. Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể mà không bị ngăn chặn. Khô mũi có thể là dấu hiệu của dị ứng. Nó cũng có thể liên quan với một số bệnh khác gồm hội chứng Sjögren - bệnh tự miễn gây ra tình trạng giảm tiết nước mắt và nước bọt.

8. Nướu răng sưng hoặc chảy máu

Sức khỏe của nướu có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe tim. Vi khuẩn tương tự có thể được tìm thấy trong các cơ quan. Nếu bạn bị bệnh nha chu, đó có thể là triệu chứng của bệnh tim. Những vấn đề ở nướu có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, bám vào các mạch máu tim. Kết quả là hình thành cục máu đông và thậm chí là đau tim.

9. Vấn đề về tập trung/gặp rắc rối với công việc

Tình trạng này được gọi là trầm cảm lâm sàng. Nếu bạn mất nhiều giờ để thực hiện những công việc đơn giản thường chỉ cần 20 phút, bạn có thể bị những vấn đề nghiêm trọng hơn là mệt mỏi hay thiếu ngủ. Nếu bạn không thể trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, có thể bạn đang bị trầm cảm mà không biết. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày.

10. Rối loạn thị lực

Đừng xem nhẹ việc bạn không thể đọc phụ đề trên màn hình tivi. Những rối loạn về mắt có thể cản trở đáng kể các hoạt động thiết yếu hàng ngày như đi mua sắm, làm việc nhà, đi bộ một mình. Hơn nữa, giảm thị lực có thể là dấu hiệu sớm của mù lòa, vốn là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Huyết áp cao có thể gây mờ mắt. Một nghiên cứu cách đây 2 năm chỉ ra rằng soi đáy mắt giúp xác định bệnh nhân bị huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ cao nhất.

BS Cẩm Tú

Theo MSN

(Univadis)

Hạn chế ngứa khi tắm nước nóng

Bình thường tôi không sao, nhưng vào mùa đông, sau khi tắm, lau khô người, mặc quần áo là ngứa khắp người khoảng 5 phút, nhưng không có hiện tượng đỏ hay nổi mẩn. Xin hỏi, hiện tượng đó là gì, điều trị thế nào? Nguồn nước nhà tôi không bị ô nhiễm.

Trần Văn Đan (Nghệ An)

Ngứa da thường hay xảy ra khi da bị khô và tróc làm cho các sợi dây thần kinh bị kích thích và gây ngứa. Những nguyên nhân thường gặp là: thời tiết vào mùa đông khi độ ẩm giảm mạnh; tắm nước nóng quá lâu, bơi lội quá lâu tại những hồ tắm có chất khử chlorinated; xà phòng hay dầu gội đầu, ánh nắng mặt trời... Trường hợp của bạn, nguồn nước không bị ô nhiễm, chỉ ngứa 5 phút sau khi tắm, da không đỏ hay nổi mẩn, thì có thể là do bạn tắm nước nóng quá, ngâm mình trong nước quá lâu, trong khi thời tiết lại khô, khiến da bị mất nước gây ngứa sau khi tắm. Nguyên nhân ngứa cũng có thể do xà phòng, sữa tắm bạn đang dùng không phù hợp, có chất gây kích ứng da hoặc làm khô da. Để phòng ngứa da, bạn nên tắm với nước ấm vừa phải, tắm nhanh, sau khi lau khô người thì thoa lên toàn bộ cơ thể một lượng kem dưỡng ẩm để tăng độ ẩm cho da. Bạn cũng nên thay xà phòng hay sữa tắm đang dùng bằng loại khác để da không bị khô. Nếu đã thực hiện những biện pháp trên mà da vẫn ngứa, bạn cần đi khám bác sĩ da liễu.

BS. Vũ Thu Dung

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản là chứng bệnh dễ gặp ở bé sơ sinh lúc thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên lưu ý để phát hiện và tìm cách điều trị phù hợp cho bé.

Dấu hiệu

Bé thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế có rất nhiều bé mắc viêm phế quản mà không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.

Bé có thể xuất hiện những cơn ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, bé thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, bé sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh 1
Bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé trước mỗi bữa ăn

Nguyên nhân

- Do thay đổi thời tiết; nhiễm trùng đường hô hấp.

- Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc…

Khi nào cần đưa bé đi khám?

Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện thấy bé có các biểu hiện: sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, bé thở mạnh khiến bụng hóp lại, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là bé bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay.

Nếu để lâu, viêm phế quản ở bé sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp.

Điều trị

Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho bé. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều bé sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ. Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của bé. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho bé trong trường hợp này.

Nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho bé (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho bé) để làm thông mũi bé. Nhỏ mỗi lần 3 - 4 giọt, mỗi ngày 2 - 3 lần (hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi). Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô.

Trường hợp bé bị sốt, bạn không nên ủ ấm bé quá kỹ. Mặc cho bé những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn bé. Nếu bé sốt cao, bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

Cách phòng tránh

Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho bé hàng ngày.

Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly bé với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều bé có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

Bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho bé bú.

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh hen suyễn, nên cách ly bé với người đó.

Phòng ngủ của bé cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng bé. Nên thường xuyên giặt chăn, ga, gối dành cho bé, sau đó phơi nắng thật khô.

BS. TRẦN QUỐC NINH


Biểu hiện và cách khắc phục stress

Do công việc quá nhiều, lại áp lực con cái, học hành nên gần đây tôi rất hay cáu gắt, dễ bị kích động, có lúc có cảm giác ai đó bóp nghẹt tim. Đi khám không có bệnh gì. Có phải tôi bị stress không? Có cách nào khắc phục?

Đoàn Lan Anh (Nghệ An)

Ngày nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi để nói về sự căng thẳng cũng như những hậu quả và tác động của nó đến sức khỏe con người. Biểu hiện là người bệnh có cảm giác sợ hãi mơ hồ, bất an, bối rối khó chịu, dễ bị kích thích, lo nghĩ về những sự việc vụn vặt... kèm theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng thượng vị, vã mồ hôi... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, trong đó nguyên nhân do áp lực công việc chiếm tỷ lệ khá lớn. Rối loạn này không được điều trị sẽ gây hậu quả xấu tới trạng thái tinh thần và thể chất của con người... Để hạn chế những rối loạn do stress gây ra, cách tốt nhất là tránh các tác nhân gây stress từ cơ thể và môi trường bên ngoài. Bạn cũng cần tăng cường rèn luyện thể chất và tinh thần. Thể chất khỏe mạnh sẽ hạn chế được những yếu tố gây stress từ bên trong cơ thể và tăng cường khả năng hoạt động hệ thần kinh cao cấp, cơ quan quan trọng xử lý các tình huống stress. Rèn luyện về tinh thần sẽ cho ta khả năng phản ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây stress. Để phòng tránh và hạn chế stress, cần loại trừ tác động của stress trường diễn, cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tập thể, cơ quan, giảm kích thích xấu trong đời sống hàng ngày; lao động trí óc xen kẽ với lao động chân tay. Rèn luyện nhân cách để chống lại stress cũng rất quan trọng.

BS. Nguyên Diễn

5 loại trà thảo dược giảm đau đầu cực hiệu quá

Trà xanh

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính giảm đau. Nó cũng làm giảm stress oxy hóa và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhấm nháp ít nhất 2 cốc trà xanh mỗi ngày có thể giúp giảm viêm các mô và mạch máu, do vậy có thể giúp đối phó với những cơn đau nhức cơ thể. trong đó có đau đầu.

Trà gừng

Không chỉ với đau đầu gây ra do căng thẳng, trà gừng còn có thể giúp giảm đau nửa đầu. Nó chứa các chất chống viêm ức chế sự tổng hợp prostaglandin - tác nhân gây viêm và đau - do vậy làm giảm đau đầu. Vì không có bất cứ tác dụng phụ nào, trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ, gừng thường được sử dụng để giảm đau. Vì vậy hãy uống một cốc trà gừng để làm dịu cơn đau đầu.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có vị ngon, hương thơm tươi mát, ngoài ra nó còn có những đặc tính chữa bệnh và kháng khuẩn. Ngoài giảm đau đầu, trà bạc hà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn và đau bụng kết hợp với đau đầu dữ dội. Lá và tinh dầu bạc hà chứa acetaldehyde, amyl alcohol, menthyl esters, limone, pinene, phellandrene, cadinene, pugelone, and dimethyl sulphide và các thành phần quan trọng khác giúp giảm đau và dịu thần kinh cảm giác bị viêm.

Trà hoa cúc

Các thành phần chính của trà hoa cúc gồm một số hợp chất phenolic, chủ yếu là các flavonoid apigenin, quercetin, patuletin, luteolin và glucosides, tất cả chúng đều có tính chống viêm. Đây là lý do tại sao trà hoa cúc được cho là có tác dụng giảm đau nửa đầu và đau đầu kịch phát.

Trà quế

Quế là nguồn giàu mangan, chất xơ, sắt và canxi khiến nó có hiệu quả giảm đầu và có lợi cho các tình trạng sức khỏe khác. Nó cũng giúp điều hòa đường huyết và lượng lipid.

Lưu ý

Trà có thể không phải là liều thuốc giảm đau cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người phản ứng với caffein. Vì vậy, nếu những loại trà này trước đó đã làm bạn bị đau đầu thì hãy tránh xa nó. Ngoài ra, để an toàn, cũng không nên uống quá 2 cốc mỗi ngày vì trà có chứa caffein (khoảng 50mg). Nếu bạn bị rất hay bị đau đầu, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

BS Cẩm Tú

Theo THS

(Univadis)

Làm gì khi trẻ bị khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Cha mẹ cần chú ý nhận biết và theo dõi diễn biến của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn. Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), …  Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Làm gì khi trẻ bị khò khè? 1
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè cần đưa ngày đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Ảnh: TL

Nhận biết trẻ bị khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra  có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy,“tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Khi nào cần đi khám?

- Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

- Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì  có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Việt An 

(Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM)


Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày

 

viem loet da day, che do dinh duong cho nguoi viem loet da day

 

Người viêm loét dạ dày nên ăn gì?

1. Bổ sung quả Nam Việt Quất trong khẩu phần ăn hàng ngày

Quả Nam Việt Quất chứa các thành phần tự nhiên, có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩ cư trú ở dạ dày – nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, và ung thư dạ dày. Nên có thể nói quả Nam Việt Quất là thực phẩm hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày.

 

viem loet da day, nguoi viem loet da day nen an qua nam viet quat

 

Dù cũng có nhiều thực phẩm bổ sung chiết xuất nam việt quất, nhưng thay vì sử dụng các thực phẩm nam việt quất qua chế biến thì sử dụng nước ép nam việt quất vẫn tự nhiên hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn, và hiệu quả hơn, cũng như thường xuyên ăn quả nam việt quất để tối đa hóa công dụng của thứ quả này trong điều trị viêm loét dạ dày.

2. Sử dụng củ tỏi tươi trong chế biến các món ăn

Sử dụng các nhánh tỏi tươi trong chế biến các món ăn hàng ngày không chỉ mang lại hương vị cho các món ăn mà tỏi còn có hiệu quả trong việc nhanh làm lành các vết loét dạ dày.

 

viem loet da day, nguoi viem loet da day nen an toi

 

Tỏi rất giàu chất chống oxy hóa cũng như chất flavonoids, do đó tỏi tươi  có tác dụng nhanh chóng phục hồi các vết loét, đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Nếu không có tỏi tươi, bạn hoàn toàn có thể gói các nhánh tỏi cẩn thận để dùng dần.

3. Ăn táo

Táo là loại quả rất giàu chất xơ và chất flavonoids. Nhờ có nguồn chất xơ dồi dào mà táo được xem là loại quả dùng trong việc hồi phục các vết loét dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, nhờ nguồn chất flavonoids sẵn có mà giúp cơ thể hạn chế việc lây lan các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

 

viem loet da day, nguoi viem loet da day nen an tao

 

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn táo thường xuyên sẽ ít mắc các chứng viêm loét dạ dày. Tất nhiên, nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn thường xuyên có táo thì rất nhanh phục hồi chứng viêm loét dạ dày.

4. Ăn sữa chua

Có rất nhiều lý do mà sữa chua được sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi trong thành phàn của sữa chua là lượng lớn các probiotics nuôi các lợi khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

 

viem loet da day, nguoi viem loet da day nen an sua chua

 

Ngoài ra, các chế phẩm sinh học cũng có vai trò trong hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Vì một lý do là thuốc kháng sinh được dùng rất nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày. Do vậy mà sữa chua được xem là top thực phẩm khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày.

5. Uống trà xanh

Một trong những thực phẩm điều trị chứng viêm loét dạ dày là trà xanh. Vì trong trà xanh có chứa chất kháng viêm cũng như chất chống oxy hóa.

 

viem loet da day, tra xanh tot cho nguoi viem loet da day

 

Những thành phần có trong tự nhiên có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày bạn nên bổ sung thêm trà xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé.

Những thực phẩm người viêm loét dạ dày được ăn

Thịt nạc từ gia cầm, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn, và thịt bò là những loại thực phẩm nên sử dụng. Đặc biệt, thịt gia cầm phải được luộc chín và bỏ lớp da bên ngoài.

Các loại bánh chứa ít chất béo

Bánh quế, bánh xèo, bánh mì Pháp ít chất béo

Các loại mì như mì Ý, mì ống…

Lúa mạch và các sản phẩm chế biến từ gạo

Bánh mì Pita

Các loại quả đóng hộp, nước ép hoa quả để lạnh, các loại quả có múi, tuy nhiên, bạn nên tránh các loại quả như cam, và dứa.

Các sản phẩm sữa ít đường, ít chất béo

Đậu khô

Đậu hũ (đậu nành)

Trứng

Thịt giăm bông nạc

Thịt hun khói giòn

Mứt không hạt

Nước sốt

Salad trộn không có chất béo

Nguyễn Lương

(Theo Home Remedy)

Nguyên nhân gây ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ

Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể bị những bệnh khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Khoảng 12% trẻ em có thói quen ngáy và 2% bị ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Tắc nghẽn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ngáy và ngưng thở khi ngủ. Nó dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở ngăn không cho không khí tới phổi. Tình trạng này được phân loại thành tắc nghẽn đường hô hấp trên và tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Tắc nghẽn đường hô hấp trên xuất hiện ở khu vực từ mũi và môi tới thanh quản và có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng phải cấp cứu trong một số trường hợp. Tắc nghẽn đường hô hấp dưới có thể xuất hiện giữa thanh quản và các khí quản hẹp của phổi. Dưới đây là những nguyên nhân nhân gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp:

1. Phản ứng dị ứng

Nếu trẻ bị dị ứng với vết ong đốt, thuốc, phấn hoa hoặc thực phẩm nào đó, trẻ có thể bị phù nề khí quản hoặc họng, do đó có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp.

2. Hít phải khói hoặc dị vật bên ngoài

Hít phải khói do cháy hoặc bỏng hoặc các dị vật nhỏ như tiền xu, đồ chơi nhỏ, cúc áo hoặc thậm chí là đậu phộng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.

nguyen-nhan-gay-ngung-tho-o-tre

Các bệnh viêm đường hô hấp

3. Viêm phế quản

Trong một số trường hợp, ngay cả viêm phế quản (các ống đưa không khí tới phổi) có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ.

4. Viêm nắp thanh quản

Nắp thanh quản là một cấu trúc phân tách khí quản khỏi thực quản. Bất cứ nhiễm trùng nào ở nắp thanh quản (viêm nắp thanh quản) đều có thể cản trở sự lưu thông không khí tới phổi và gây ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy.

5. Sưng VA

Tình trạng này không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn làm gia tăng nguy cơ bị các rối loạn ở tai.

6. Viêm amiđan

Viêm amiđan khiến gây cản trở đường hô hấp vì amiđan bị sưng to, từ đó làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.

7. Nhiễm trùng hoặc chấn thương

Nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn ở đường hô hấp trên hoặc dưới có thể làm tăng nguy cơ ngủ ngáy ở trẻ.

8. Nhiễm trùng họng

Ngoài ra, sự hình thành mủ trong các mô ở mặt sau họng trong hoặc ngay sau khi nhiễm trùng họng là nguyên nhân quan trọng gây ngừng thở khi ngủ.

9. Hen

Viêm đường hô hấp gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và làm giảm lượng không khí phổi hít vào.

Cách xử trí nếu bé ngưng thở khi ngủ

Nếu bé nhà bạn bị ngưng thở khi ngủ hoặc khó có giấc ngủ ngon ban đêm, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là cần xử lý những rối loạn giấc ngủ một cách sớm nhất vì lợi ích của trẻ. Giấc ngủ kém không chỉ ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng học tập mà còn ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch, huyết áp và sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ dẫn tới cảm giác thèm những thực phẩm nhiều carbonhydrat, điều này có thể gây béo phì. Gián đoạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự chú ý, tập trung của trẻ và khiến trẻ bị tăng động hoặc lười biếng.

BS. Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

Điều trị hạ sốt an toàn cho trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây sốt như: Nhiễm trùng, cảm nắng, mặc quá nhiều quần áo gây nóng, tiêm chủng, mọc răng… Ngoài ra, do đặc điểm địa lý ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào những tháng giao mùa. Do đó, nắm được các phương pháp hạ sốt là điều cần thiết với các bà mẹ, đặc biệt là biết kết hợp các phương pháp này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh xử trí sốt an toàn cho trẻ.

“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?

Khi thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C được coi là sốt. Hiện tượng này là bình thường, không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi sốt cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì thế, trẻ sốt nhẹ không phải dùng thuốc, hãy để hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và tự vệ.

 

Điều trị hạ sốt an toàn cho trẻ 1

Nếu trên 38,5ºC, sốt sẽ làm trẻ không được khỏe, có thể co giật (cơ bắp co thắt), ảnh hưởng đến thần kinh; một số trường hợp sau khi khỏi có thể tổn thương thần kinh, giảm trí nhớ…Do vậy, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để kịp xử trí đúng cách tại nhà là cần thiết trước khi đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân.

Đo độ “sốt” của trẻ bằng gì?

Một cái hôn lên trán hoặc đặt tay nhẹ lên da trẻ đủ để biết trẻ có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan và không cho biết chính xác nhiệt độ của trẻ. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, mẹ sẽ biết trẻ có bị sốt hay không. Các mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách, đủ thời gian (trên 5 phút) và đúng cách (đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách).

Hạ sốt an toàn cho trẻ

 Khi sốt, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, mới phải dùng đến thuốc hạ sốt Paracetamol (liều lượng theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc), khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc ít nhất là 4-6 giờ; không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol/ngày vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho gan của trẻ. Trong một số trường hợp, dù đã uống thuốc mà không có biểu hiện hạ nhiệt hoặc vừa uống thuốc được 30 phút trẻ bị nôn chớ, các mẹ không được tăng liều hay cho uống lại thuốc hạ sốt ngay. Đừng để gan của trẻ bị ảnh hưởng xấu chỉ vì dùng thuốc không đúng cách.

Điều trị hạ sốt an toàn cho trẻ 2
Không thể bỏ qua các biện pháp phối hợp

Chườm mát, theo cách tiện dùng như hiện nay là sử dụng miếng dán hạ sốt KOOLFEVER (hãy hỏi nhà thuốc vì đây là sản phẩm nổi tiếng số 1 Nhật Bản). Phương pháp hạ sốt vật lý này cần thiết được phối hợp ngay cả khi trẻ phải uống thuốc. Cách này nhằm giúp trẻ được hạ sốt ổn định và kéo dài thời gian cơn sốt có thể quay trở lại, do đó, hạn chế được lượng thuốc đưa vào cơ thể trẻ.  Vì được cấu tạo là một lớp gel chứa nước và các hạt làm mát, không chứa bất kỳ thành phần thuốc nào, nên KOOLFEVER có thể dùng kết hợp điều trị hạ sốt cho trẻ trong nhiều trường hợp như: sốt nhẹ khi chưa phải dùng thuốc, phối hợp với thuốc  hạ sốt khi  trẻ sốt cao; các mẹ nên chườm thêm miếng dán hạ sốt này để lớp gel nước hấp thụ nhiệt, giúp trẻ bớt bứt rứt, giảm nguy cơ co giật….Ngoài ra, miếng dán hạ sốt KOOLFEVER, nổi tiếng số 1 Nhật Bản an toàn với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt có nghi ngờ hay biểu hiện sốt xuất huyết, các mẹ vẫn có thể dùng cho trẻ vì nó hạ sốt theo cơ chế vật lý tự nhiên, không tác động thêm hóa chất vào cơ thể trẻ.

Nguyên tắc tiếp theo là bù dịch không được bỏ qua trong điều trị sốt. Hãy đảm bảo con bạn uống đủ nước (oresol, nước lọc…) và ăn thức ăn dễ tiêu.

Nguyễn Thị Thu Hương

 

Dấu hiệu sớm của bệnh bạch hầu thanh quản

Tôi nghe nói bệnh bạch hầu thanh quản rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong do tắc thở. Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu sớm của bệnh? Làm thế nào để phòng tránh?

Phạm Thu Nga (Hà Nội)

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ 2-7 tuổi là hay gặp nhất. Nguồn lây chủ yếu là người bệnh sang người lành khi nói chuyện, ho hắt hơi... Tiếp theo thời kỳ ủ bệnh chừng 2-4 ngày, trẻ bị khó chịu, nhức đầu và đau không rõ rệt, nếu họng bị đau thì đau không nhiều, chỉ viêm họng âm ỉ. Sau đó bệnh cục bộ xuất hiện tùy vị trí khởi đầu nơi vi khuẩn sinh sản. Trên lâm sàng thường gặp 3 thể là bạch hầu mũi, bạch hầu họng - amidan và bạch hầu thanh quản. Bạch hầu thanh quản chiếm khoảng 1/4 các trường hợp, có thể bạch hầu họng lan xuống nhưng cũng có thể do bệnh tại chỗ. Thể này phổ biến ở trẻ còn bú. Các triệu chứng bắt đầu là tiếng ho khan rồi thở rít. Tình trạng co kéo các cơ hô hấp và vẻ mặt sợ hãi do tắc nghẽn hô hấp ngày càng gia tăng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm.

Người mắc bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận, nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở đưa đến hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi bị bạch hầu cần được điều trị tích cực tại cơ sở y tế bằng kháng sinh và theo dõi sát biến chứng của bệnh tránh tử vong do tắc thở và đột ngột trụy tim mạch... Phòng bệnh bạch hầu: Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra, cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi... bằng dung dịch sát khuẩn. Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu.

BS. Trần Kim Anh